ĐƠN GIÁ XÂY THÔ VÀ NHÂN CÔNG HOÀN THIỆN TỪ 3.300.000 Đ/M2 – 3.600.000 Đ/M2. ĐƠN GIÁ XÂY NHÀ TRỌN GÓI TỪ 4.800.000 Đ – 6.500.000 Đ/M2.

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN TKKT XÂY DỰNG HOÀNG ANH

Điện thoại: 0987.388.277 - Hotline: 0936.008.339

Website: thicongnhasaigon.com

Địa chỉ: 356/20A Phạm Văn Bạch, P.15, Tân Bình, HCM

Email: xaydunghoanganh2016@gmail.com

Thi Công Hệ Thống Cấp Thoát Nước - Xây Dựng Hoàng Anh

Như tên gọi, hệ thống cấp thoát nước bao gồm: Hệ thống cấp nước và hệ thống thoát nước. Và chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Trong tất cả các công trình, dự án, hệ thống này cực kì quan trọng. Nó giúp cung cấp giải pháp cấp

Share

Như tên gọi, hệ thống cấp thoát nước bao gồm: Hệ thống cấp nước và hệ thống thoát nước. Và chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Trong tất cả các công trình, dự án, hệ thống này cực kì quan trọng. Nó giúp cung cấp giải pháp cấp và thoát nước cho toàn bộ công trình. Cùng tìm hiểu khái niệm về chúng nhé.

Khái niệm hệ thống cấp thoát nước

Hệ thống cấp nước:

Là hệ thống dẫn nước từ bể chứa cung cấp nước sinh hoạt hằng ngày đến một số các thiết bị như phòng tắm, nhà vệ sinh, chậu rửa. Từ đó nước dẫn xuống qua hệ thống xử lý nước thải tới bể tự hoại. Khi qua quá trình xử lý sau đó thải ra ngoài. Lưu ý cần đảm bảo:

  • Áp lực nước đầu ra phải tốt,
  • Nước không bị yếu,
  • Đường ống đi được sắp xếp ngắn nhất,
  • Phân loại đường ống dẫn nước nóng và đường ống dẫn nước lạnh phù hợp ,
  • Tiết kiệm không gian, tiết kiệm tối ưu đường ống khi lắp đặt.

Hệ thống thoát nước:

Dùng để điều dẫn nước thải từ các nơi như phòng tắm, nhà vệ sinh, các chậu rửa,… Nước thải được giữ lại qua phễu thu sàn theo đường ống thoát nước thải. Sau đó dẫn tới bể tự hoại, kế đến là thải ra ngoài theo đường dẫn ống nước thoát. Cần lưu ý:

  • Thiết kế bể tự hoại.
  • Vị trí khi đặt bể tự hoại.
  • Cấu tạo của bể tự hoại, đường ống dẫn và thoát nước trong bể.
  • Phễu thu sàn, hướng đi đường ống dẫn đến bể tự hoại.
  • Độ dốc và độ lớn trong hệ thống xử lý, thoát nước thải.

Thi Công Hệ Thống Cấp Thoát Nước - Xây Dựng Hoàng Anh

Xem thêm công ty xây nhà trọn gói hcm

Biện pháp thi công hệ thống cấp thoát nước

1. Biện pháp lắp đặt đường ống cấp nước

Tất cả hệ thống cấp thoát nước của các công trình đều được thi công theo tiêu chuẩn Việt Nam. Bao gồm: 20 TCVN 51 – 84TCVN 4519 – 88.

Các công tác chuẩn bị trước khi thi công hệ thống cấp nước:

  • Việc tập kết và bảo quản vật tư tại kho của công trình cần phải tuân thủ theo tiêu chuẩn trên.
  • Khi thi công bê tông sàn cùng tiến độ, thi công bể nước ngầm, bể phốt. Nhà thầu chủ động đặt chờ những vị trí ống cấp, thoát xuyên sàn, xuyên dầm theo quy cách đã thể hiện trên các bản vẽ thi công nước. Đến khi công tác đặt chờ hoàn chỉnh (được xác nhận rõ trong nhật ký thi công). Nhà thầu mới cho việc triển khai các công việc tiếp theo.
  • Để đảm bảo về chất lượng, về vấn đề gia công cắt, ren ống thép tráng kẽm được thực hiện trực tiếp ngay tại công trình. Sử dụng bàn cắt thủ công cùng với máy cắt ren ống chuyên dụng. Lưỡi cắt thép ống và ren sẽ luôn được thay thế sau 2500 lần cắt để tránh được bong, tróc mặt tráng kẽm và loa. Tóp đầu ống vì lưỡi cắt bị mòn, không còn đủ độ sắc nhọn.
  • Ở khu vệ sinh, đường ống thép tráng kẽm cấp nước đi chìm trong tường. Vì thế khi thực hiện thi công lắp đặt, nhà thầu sẽ dùng những loại máy cắt gạch để có thể tạo rãnh trên tường. Do vây, sau khi lắp đặt sẽ đảm bảo được việc đường ống sẽ chìm hẳn trong tường. Đảm bảo cho công việc thực hiện ốp gạch men sau này được thuận lợi.
  • Các khe hở khớp nối ren được chèn, đệm kín. Khi thi công trục đường ống dẫn nước được thực hiện bằng sợi đay tơ tẩm sơn. Khi lắp thiết bị thì việc bịt kín thực hiện bằng băng tan.

Các công tác thi công hệ thống cấp nước:

  • Nhà thầu sử dụng những thiết bị định vị chuyên dụng để xác định những đầu chờ ra của thiết bị sao cho vị trí tâm lỗ ống chờ lắp thiết bị có thể đạt dung sai cho phép không quá 1mm so với vị trí đã chỉ định được ghi trong hồ sơ thiết kế.
  • Tất cả những đầu ống trước và sau khi thi công đều được bịt kín bởi các nút bịt ống. Tránh một số vật lạ lọt vào và sẵn sàng cho công việc thử áp lực.
  • Sau khi lắp đặt xong cho từng khu vệ sinh, cho từng đường trục. Tiến hành ngay công việc thử áp lực đường ống. Thử trước áp lực từng phần sẽ tránh tình trạng phải tháo dỡ hàng loạt khi phát hiện rò rỉ.
  • Khi áp lực đạt yêu cầu sau lần thử. Nhà thầu sẽ cho tiến hành việc cố định những đường ống vào tường. Chuẩn bị sẵn sàng cho công việc trát tường tiếp theo.

2. Biện pháp lắp đặt đường ống thoát nước

Chuẩn bị trước khi thi công:

  • Nhà thầu sẽ tiến hành thi công hệ thống trục thoát nước trong nhà khi cột chống và cốp pha những tầng được tháo dỡ xong 
  • Vì thoát trục là ống PVC D110 theo quy cách xuất xưởng 4m/đoạn. Do đó nhà thầu sẽ thi công từ dưới lên để thuận lợi. Độ cao đặt tê chếch sẽ được tính toán từ cốt chuẩn. Và được kiểm tra theo cốt tầng nhằm đảm bảo khi thực hiện lắp ghép thoát tầng đạt được độ chính xác cao.
  • Để có thể chịu được lực va đập lớn của nước thải khi sử dụng. Nhà thầu sẽ rút ngắn khoảng cách đai ôm ống (colie) giảm xuống là 1,5m/cái. Ở một số nơi không thể ôm ống vào tường bằng đai ôm thông thường. Đội thi công sẽ gia công tại chỗ những colie đặc biệt. Đảm bảo cho việc neo giữ ống ở mọi vị trí.
  • Toàn bộ những loại ống thoát của tầng được đón ở phía dưới. Nghĩa là nằm trong khoảng không giữa trần bê tông và trần giả của tầng dưới. Do đó để cố định các đường thoát tầng, nhà thầu sử dụng quang treo ống chuyên dụng và ty treo. Quang treo sẽ được chế tạo để dễ dàng điều chỉnh độ cao, thuận tiện cho việc lấy độ dốc.

Thi công và kiểm tra hoàn thiện:

  • Ống PVC và các phụ kiện sẽ được nối với nhau bằng keo dán ống chuyên dụng. Quá trình bôi keo dán ống cần tuyệt đối tuân theo sự hướng dẫn lắp đặt từ nhà sản xuất.
  • Số lượng điểm xuyên sàn là rất lớn vì do thoát nước đón ở phía dưới. Việc xử lý chống thấm cho những tiếp giáp nhựa, thép bê tông đều được nhà thầu giám sát một cách chặt chẽ. Cần xử lý thật triệt để trước khi lắp đặt trần giả.
  • Mỗi tầng sau khi được thi công, đội thi công sẽ sử dụng nút bịt để thực hiện bịt kín tất cả những đầu ống. Ngoài ra Nhà thầu cũng sẽ không thực hiện nối thoát tầng với thoát trục ngay. Công việc này sẽ chỉ được thực hiện sau khi đã tiến hành các bước kiểm tra rò rỉ.

3. kiểm tra, khắc phục lỗi

Quy trình kiểm tra:

Sau khi nhận được các báo cáo hoàn thành công tác của tổ trưởng thi công. Kỹ sư phụ trách thực hiện thi công đường ống phải trực tiếp hay uỷ nhiệm cho cán bộ kỹ thuật kiểm tra lại độ chính xác về hình học của toàn bộ các đầu chờ cho đường cấp cũng như thoát nước. Về vị trí theo toạ độ ngang dọc của những đầu chờ không được sai lệch quá 1mm so với chỉ định. Vị trí các thiết bị trong thiết kế có tham chiếu đến tất cả tài liệu kích thước của thiết bị do nhà sản xuất cung cấp.

Trường hợp nếu phát hiện ra sai lệch, kỹ thuật phải yêu cầu các tổ trưởng sửa chữa kịp thời và kỹ lưỡng trước khi công tác kiểm tra thử nghiệm rò rỉ tiến hành.

Đối với hệ thống thoát nước

Để phát hiện rò rỉ, nhà thầu sử dụng phương pháp ngâm. Có thể điền đầy đủ vào hệ thống thoát nước từng tầng để kiểm tra do từ quá trình trước thoát nước từng phần vẫn còn cách ly với thoát nước trục. Sau 24h trong suốt quá trình thử nghiệm nếu không phát hiện ra bất kỳ một sự rò rỉ nào thì hệ thống thoát nước được đánh giá là đạt yêu cầu.

Đối với hệ thống thoát nước:

Để kiểm tra độ được độ kín của đường ống cấp nước. Đội thi công thực hiện phép đo thử như sau:

  1. Các đầu ống được bịt kín bằng nút bịt thép,
  2. Đưa nước điền đầy toàn bộ hệ ống cấp bằng bơm nước PW251EA,
  3. Sử dụng bơm cao áp dẫn nước trong hệ thống lên tới áp suất đỉnh 8kg/cm2 (theo yêu cầu của người thiết kế).
  4. Trạng thái được duy trì với áp suất cao trong khoảng thời gian 12 tiếng,

Nếu sụt áp không cao quá 5% so với áp suất đỉnh là đạt yêu cầu. Nếu sụt áp vượt cao quá mức trên, nhà thầu phải kiểm tra kỹ và tìm chỗ rò rỉ để khắc phục.

4. Phương pháp thi công chống thấm cho các lỗ xuyên sàn:

Sau khi tất cả các đường ống cấp thoát thi công và công việc kiểm tra về độ chính xác hình học cũng như biện pháp kiểm tra khắc phục rò rỉ xong. Nhà thầu sẽ tiến hành công tác thi công chống thấm khu vệ sinh.

  1. Bịt kín tất cả những lỗ xuyên sàn. Kết hợp giữa xi măng trộn lẫn với phụ gia chống thấm. Tỷ lệ pha trộn được tuân theo hướng dẫn rõ ràng của nhà sản xuất.
  2. Thực hiện chống thấm bao quanh các cổ ống bằng hỗn hợp trên và vải thủy tinh. Trước khi thực hiện rải vải thủy tinh, quét lên 2 lớp sơn chống thấm đợi cho khô để tạo thành một liên kết bền vững .
  3. Sau khi rải vải thủy tinh để cố định vải vào nền, quét thêm 1 lớp sơn nữa.
  4. Thực hiện công tác chống thấm cho tất cả các lỗ xuyên sàn ngay khu vệ sinh.

Công tác chống thấm được đánh giá là hoàn thành sau khi khu vệ sinh được ngâm nước trong 24h mà không phát hiện ra bất kỳ một rò rỉ nào xuống tầng dưới.

5. Biện pháp lắp đặt thiết bị vệ sinh

Tất cả các thiết bị vệ sinh hầu hết sẽ được làm bằng sứ. Vì thế để đảm bảo an toàn cho toàn bộ thiết bị, nhà thầu cần tiến hành thực hiện lắp đặt vô cùng cẩn thận. Sau đó cần có biện pháp bảo vệ chu đáo. Sau khi các công tác xây trát ốp, lát và trần đã hoàn thành, nhà thầu sẽ thực hiện lắp đặt các thiết bị vệ sinh. Để kê êm chống va đập gây rạn nứt trên tất cả bề mặt tiếp xúc của các thiết bị vệ sinh với sàn hay tường gạch men, nhà thầu sẽ làm ra một lớp đệm mỏng bằng keo Silicon.

Những ghép nối giữa các thiết bị và đường ống đều sẽ được sử dụng các loại gioăng do nhà sản xuất cung cấp đồng bộ hay chỉ định. Toàn bộ thiết bị được lắp đặt một cách ngay ngắn, hợp lý và cân đối. Một vài thiết bị như lavabo và bồn tiểu treo phải được cố định chắc chắn vào tường bằng nở thép mạ kẽm hay nở INOX. Thiết bị sau khi lắp đặt xong phải được kiểm tra xối nước chạy thử. Nước cấp phải đủ tiêu chuẩn áp lực đầu vòi theo tiêu chuẩn của Việt Nam: 20 TCVN 51 – 84TCVN 4519 – 88. Nước dẫn thoát phải xả nhanh, các xi phông phải luôn kín khít không được chảy nước ra sàn. Phải thấy dấu hiệu rút nước khi xí bệt xả .

6. Biện pháp đảm bảo độ an toàn cho tất cả thiết bị đã lắp đặt

Sau khi tất cả thiết bị lắp đặt xong. Nhà thầu sẽ thực hiện công tác bảo vệ cho tới khi công trình được bàn giao và đưa vào sử dụng. Đối với những khu vệ sinh chưa lắp cửa hay cửa không có khóa. Nhà thầu có thể sẽ lắp tạm cửa bằng ván ép. Vào gần cuối giai đoạn hoàn thiện, nhà thầu sẽ tăng cường thêm lực lượng bảo vệ, cụ thể mỗi tầng sẽ bố trí một nhân viên. Các tổ thi công khi làm việc tại phòng nào thì tổ trưởng có trách nhiệm phải đăng ký với nhân viên bảo vệ tại khu vưc tầng đó. Tất cả mọi mất mát và rủi ro với thiết bị đã lắp đặt, nhân viên bảo vệ ở tầng hay khu vực liên quan phải chịu trách nhiệm.

Biện pháp thi công và lắp đặt hệ thống các thiết bị điện

Là một phần của tên gọi Cơ điện, hệ thống điện là một trong những hạng mục chủ chốt trong những hạng mục ASV Việt Nam đã cung cấp. Đây là một hệ thống không thể thiếu đối với bất kỳ dự án xây dựng nào,để phục vụ nhu cầu sử dụng cho cơ quan, xí nghiệp và những hộ gia đình.

Hệ thống điện hỗ trợ toàn bộ những hệ thống cơ điện còn lại. Nó cấp điện cho thang máy để có thể chuyên chở con người, kiểm soát tất cả thiết bị điều hòa thông gió để điều hòa về nhiệt độ, phát hiện những hiểm họa nguy hiểm về cháy nổ, đồng thời phục vụ mạng lưới hệ thống thông tin liên lạc của tòa nhà.

1. Biện pháp đặt máng cấp, ống luồn dây, đế âm tường

Khi thi công phần cơ điện nhà thầu sẽ dùng nhiều loại vít nở để bắt vào trần bê tông. Để tránh việc khoan vào thép sàn làm hỏng đầu mũi khoan và gây ảnh hưởng đến kết cấu. Nên thực hiện công việc đánh dấu ngay từ lúc hoàn thành công tác rải thép sàn. Theo đó mỗi khi rải xong thép sàn, cứ giữa mỗi ô thép nhà thầu sẽ ấn 1 dấu sơn đỏ vào cốp pha. Các dấu sơn đỏ sẽ in trên trần sau khi dỡ cốp pha. Theo những dấu sơn đó nhà thầu hoàn toàn có thể khoan bắt vít nở mà không sợ chạm gây ảnh hưởng vào thép sàn.

Xác định vị trí đặt ổ cắm, thiết bị điện

Căn cứ vào những mốc độ cao và trục đo trắc đạc được cung cấp. Nhà thầu định được vị trí chính xác khi đặt khay cáp. Đi các ống luồn dây và các vị trí đặt đèn cũng như đặt vị trí ổ cắm công tắc. Căn cứ vào những mốc đã được định vị trên trần. Tiến hành thực hiện khoan bắt vít nở để thả ty treo giá đỡ máng cáp. Phải đặc biệt chú ý đến những dấu đỏ đã được chuẩn bị từ công việc rải thép sàn. Bên cạnh đó các ty ren phải lắp thẳng hàng và đúng khoảng cách tiêu chuẩn.

Những tuyến máng cáp đi ngang sẽ được nhà thầu lắp ghép ở trên sàn thành mỗi đoạn 10m một rồi mới kéo lên cao để có thể cố định vào trần. Nhà thầu sẽ lắp tuyến máng đi đứng từ dưới lên. Nhà thầu sẽ sử dụng giàn giáo hoàn thiện phục vụ việc thi công để tạo thuận lợi cho việc lắp đặt vị trí máng cáp, cáp điện, đường ống và tăng khả năng,đảm bảo an toàn cho công nhân.

Thực hiện lắp đặt

Sau khi đã nắm được vị trí chính xác của đèn, ổ cắm. Tiến hành thực hiện lắp đặt ống luồn dây dẫn từ khay cáp đến các thiết bị. Các đường ống đi trong trần sẽ được cố định chắc chắn vào những thanh thép kết cấu, khi đến gần thiết bị thì sẽ chuyển thành ống mềm để có thể dễ thi công lắp đặt cũng như tạo thuận lợi cho việc bảo trì bảo dưỡng sau này. Đánh dấu vị trí các ống đặt tròn trần bằng sơn đỏ vào cốp pha. Việc này giúp tránh việc sau này khoan bắt vít nở sẽ gây ảnh hưởng đến ống luồn dây.

Phía dưới trần ống luồn dây đi chìm tường. Vì vậy nhà thầu ưu tiên thi công các đoạn ống này cùng với tiến độ xây tường. Đồng thời tại các vị trí đã xác định được của ổ cắm và công tắc, nhà thầu sẽ đặt luôn đế âm tường. Khi đặt đế âm tường, để đảm bảo tất cả được thăng bằng nhà thầu sẽ dùng ni vô. Ở một số các vị trí ra đèn hay tại vị trí rẽ nhánh, đặt hộp nối dây. Từ những hộp nối dây, sử dụng ống xoắn ruột gà để đi đến toàn bộ đèn đặt dưới trần.

Lưu ý

Do trong khi thiết kế không hề chỉ định tại vị trí nào đi ống luồn dây đường kính bao nhiêu nên đa số nhà thầu sẽ tự tính lấy đường kính ống luồn dây cho mỗi vị trí theo phương pháp “Đơn vị hệ thống”. Quan điểm chung là đường kính ống khi được chọn phải đảm bảo các khối dây điện bên trong ống và ống nhựa bên ngoài không bị tổn hại.Với  phương pháp “Đơn vị hệ thống” căn cứ vào trị số bình quân của ống nhựa và dây điện để quyết định việc sử dụng loại ống nhựa có đường kính to hay  nhỏ khác nhau.

2. Biện pháp rút dây điện

Tất cả những cáp lực có tiết diện khoảng từ 10mm2 trở lên sẽ được nhà thầu thực hiện tổ chức lắp đặt và đo đạc kiểm tra trước khi công việc trát tường bắt đầu. Số còn lại sau khi hoàn thành công tác trát tường, dựa vào hồ sơ điện nhà thầu sẽ thực hiện công việc kéo dây điện ngầm trong ống bảo vệ theo một trình tự sau:

  • Dây điện nguyên cuộn được chuẩn bị đầu dây và tổng các sợi dây.
  • Luồn dây mồi cáp theo mỗi phân đoạn ống để có thể rút cáp, đối với trường hợp ống luồn dây bị chặt khó rút,ta có thể sử dụng dầu Silicon để bôi trơn và tăng lên độ cách điện.
  • Nhà thầu sẽ tuyệt đối không cho phép sử dụng những loại dầu, hoá chất khác làm tăng tốc độ lão hoá của những vật liệu cách điện. Nhất là một số sản phẩm có dẫn xuất từ dầu mỏ, dầu khoáng hay có chứa thành phần là những axit béo.
  • Nhà thầu sẽ cho chế tạo lô ra đây nhằm đảm bảo việc có thể ra được nhiều sợi trong cùng một lúc mà không gây xoắn rối.

3. Biện pháp rải cáp điện

Các bước chuẩn bị

Khi đưa cáp lên rải, tiến hành thực hiện rải từng sợi một với phương pháp chuyền tay. Nghiêm cấm không được sử dụng cách kéo đầu cuối. Vì có thể gây trầy xước và giãn cáp. Sau khi tất cả số cáp trong một phân đoạn đã rải xong, nhà thầu sẽ thực hiện việc sắp xếp lại và định vị chúng trong hệ thống máng cáp với dây thít cáp PVC. Nhằm đảm bảo cho những sợi cáp có thể đi song song với nhau và không bị chồng chéo lên nhau, bị rối. Với cáp trục đứng, nhà thầu sử dụng tời điện được lắp đặt trên nóc hộp kỹ thuật nhằm mục đích treo cáp theo phương đứng rồi mới tiến hành thực hiện cố định cáp với thang cáp đã được lắp đặt xong trong giai đoạn trước đó.

Một lưu ý khi tiến hành thi công trong hộp kỹ thuật cần làm các sàn thao tác trong toàn bộ các tầng để nhằm đảm bảo về khoảng an toàn lao động. Để đồng bộ những thao tác giữa những người tầng trên và tầng dưới ,người điều khiển tời điện nhà thầu sẽ đầu tư bộ đàm cho tổ kéo dây sử dụng.

Thi công

Tất cả dây và cáp điện sau khi kéo rải xong lộ nào thì tổ trưởng tổ kéo dây có nhiệm vụ phải trực tiếp đánh liền số lộ đó để đảm bảo cho việc phục vụ cho công tác kiểm tra, nghiệm thu và đấu nối để sau này không bị nhầm lẫn giữa các lộ. Mã số lộ dây sẽ được đánh dấu y như những gì được ghi trong bản vẽ thiết kế hoặc được quy định bởi các kỹ sư một cách có hệ thống chính xác và lô gíc cộng với việc phải được tư vấn giám sát đồng thuận .

Tất cả các trường hợp ngoại lệ khác, khi đang tiến hành thực hiện gặp vướng mắc. Báo lại cho đội trưởng để nhanh chóng tìm cách khắc phục. Không được tự tiện thi công tiếp tục gây hậu quả nghiêm trọng sau này.

Hệ thống cáp điện được xem là hoàn chỉnh khi kỹ sư điện đã kiểm tra hoàn toàn chính xác với quy cách và từng vị trí trong hồ sơ. Cần đảm bảo toàn bộ các thông số khi được đo bằng đồng hồ đo điện vạn năng và megahm meter. Tất cả phải được đeo nhãn ở cả hai đầu của sợi cáp (đánh số lộ theo bản vẽ).

4. Biện pháp đấu nối cáp vào tủ điện

Các công đoạn đầu

  1. Gia công thêm một số đoạn máng cáp phụ và giá cáp phụ. Đảm bảo đạt yêu cầu chính xác phù hợp với các máng chính và vị trí tủ điện.
  2. Gia công khoan lỗ để thực hiện luồn dây cho các tủ. Lưu ý khoan đúng kích cỡ dây theo như thiết kế.
  3. Lựa chọn tìm những sợi cáp đưa vào tủ. Yêu cầu những số hiệu ghi trên cáp đều phải đúng như thiết kế mới đưa vào tủ.
  4. Sắp xếp toàn bộ sợi cáp đi từ giá vào tủ cần đều nhau theo thứ tự chiều cong uốn lượn đều. Đảm bảo vấn đề thẩm mỹ, dùng dây nhựa chuyên dùng để thắt chặt cáp vào máng cáp.
  5. Đo chiều dài các đầu cáp để đủ đấu nối vào các thiết bị. Cắt bớt đi một số đoạn thừa và thu gọn cho nhập về kho.
  6. Lấy dấu để cắt cáp phải đạt chính xác, dùng lưỡi cắt chuyên dùng hoặc cưa sắt. Tiến hành cưa xung quanh các sợi cáp với độ sâu thích hợp với vỏ cáp để dễ dàng cắt bỏ phần vỏ PVC và vỏ kimloại. Chú ý quan trọng: không được cắt vào phần vỏ cách điện bên trong.
  7. Dùng dao thực hiện bổ dọc đầu sợi cáp để vứt bỏ ngoài. Tách các đầu lõi cáp ra khỏi vỏ bọc. Chú ý thu gom các vỏ này cho gọn gàng khu vực làm việc.

Các công đoạn cuối và kiểm tra

  1. Thực hiện lồng “chụp cao su chống nước” (đối với vị trí ngoài trời) đến cáp theo đúng chiều. Sau đó tiến hành lồng ghép Gland vào dây cáp.
  2. Đưa từng đầu cáp được tách đầu vào tủ theo các lỗ đã khoan sẵn trên hộp vỏ tủ. Người trong tủ đón nắm đầu cáp kéo cho đến khi đầu gland vào được dưới qua lỗ khoan. Kế đó đặt chi tiết vòng đồng tiếp địa của gland. Vặn đai ốc cuối gland cho đến khi chặt.
  3. Người bên ngoài tiến hành chụp đầu bịt cao su vào. Mục đích cho trùm kín hết đầu ngoài gland.
  4. Dùng đồng hồ đo thông mạch để kiểm tra. Cần kiểm tra xem đầu kia đã đấu đúng vào các thiết bị theo yêu cầu hay chưa.
  5. Lắp và ép các đầu cốt đối với từng lõi cáp. Với cáp lực sẽ phải dùng ép thủy lực để ép chặt. Với cáp điều khiển chỉ cần lồng thêm số hiệu lõi cáp và dùng kìm ép tay là được.
  6. Treo và kẹp chặt số các hiệu cáp trên thân từng sợi cáp, cách tủ khoảng 3 đến 5cm. Yêu cầu phải chính xác trong việc đánh dấu đúng mã hiệu cáp so với bản vẽ thiết kế.

Xem thêm:

Thông tin liên hệ:

– Văn phòng công ty: 356/20A Phạm Văn Bạch, Phường 15, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh (bản đồ)

– Hotline tư vấn: 0936.008.339

– Website: https://thicongnhasaigon.com/

– Fanpage Facebook: thicongnhaphosaigon

Rate this post
Share

Bài viết liên quan

Thi Công Hệ Thống Cấp Thoát Nước - Xây Dựng Hoàng Anh
Thi Công Hệ Thống Cấp Thoát Nước - Xây Dựng Hoàng Anh
Thi Công Hệ Thống Cấp Thoát Nước - Xây Dựng Hoàng Anh
Thi Công Hệ Thống Cấp Thoát Nước - Xây Dựng Hoàng Anh
Thi Công Hệ Thống Cấp Thoát Nước - Xây Dựng Hoàng Anh
Thi Công Hệ Thống Cấp Thoát Nước - Xây Dựng Hoàng Anh