Tóm tắt nội dung
Quy trình nghiệm thu công trình là gì?
Quy trình nghiệm thu công trình là một quy trình bao gồm:
- Kiểm định
- Thu nhận
- Kiểm tra công trình sau khi công trình được xây dựng.
Hiểu đơn giản là kiểm tra chất lượng công trình sau khi xây để có thể đưa vào sử dụng.
Quá trình nghiệm thu được thực hiện bởi các cơ quan chức năng có thẩm quyền dựa vào:
- Hồ sơ, bản vẽ và toàn bộ các số đo chất lượng công trình đã được tiến hành thi công.
Từ đó có ra các quyết định xác nhận công trình có đạt đủ chất lượng, kỹ thuật. Cần chỉnh sửa để có thể được đưa vào sử dụng hay không.
Dưới đây là các bước trong quy trình nghiệm thu công trình xây dựng mà chủ đầu tư cần nắm:
- Những bộ phận bị che khuất đều phải được nghiệm thu và làm bản vẽ hoàn công. Trước khi tiến hành thực hiện các công việc tiếp theo.
- Công tác kiểm tra, nghiệm thu các công trình xây dựng gồm:
- Kiểm tra về vật liệu,
- Cấu kiện,
- Thiết bị;
- tổ chức những bước nghiệm thu.
Xem thêm công ty xây nhà phần thô hcm
Kiểm tra về vật liệu, cấu kiện, thiết bị:
Kiểm tra hồ sơ chất lượng:
Cần kiểm tra rõ ràng hồ sơ về chất lượng của vật liệu, cấu kiện, thiết bị. Trước khi tiến hành công việc xây lắp, nhà thầu xây dựng (B) phải có trách nhiệm trình cho chủ đầu tư (A). Hoặc tư vấn giám sát tất cả các hồ sơ chất lượng về:
-
- Vật liệu
- Cấu kiện
- Thiết bị sẽ được đưa vào công trình.
Dựa vào đó để kiểm tra về sự phù hợp của vật liệu, cấu kiện, thiết bị. Đối với điều kiện trong hồ sơ. Hồ sơ gồm:
-
- Chứng chỉ của kỹ thuật khi xuất xưởng.
- Chứng chỉ xác nhận chủng loại và cấu tạo chất lượng vật liệu, cấu kiện, thiết bị từ NSX.
- Các phiếu kiểm tra chất lượng của vật liệu, cấu kiện, thiết bị. Các phiếu này do một tổ chức chuyên môn kiểm tra. Một tổ chức khoa học có tư cách về pháp nhân được quyền sử dụng phòng thí nghiệm hợp chuẩn để thực hiện (nếu cần).
Kiểm tra về chất lượng của vật liệu, cấu kiện, thiết bị:
Toàn bộ vật liệu, cấu kiện, thiết bị đưa vào công trường đều phải được kiểm tra đầy đủ về:
-
- Chủng loại và quy cách. Xuất xứ theo như hồ sơ chất lượng đã được chủ đầu tư chấp nhận.
- Kết quả kiểm tra đều phải được lập thành biên bản rõ ràng. Nội dung ghi rõ chủng loại xuất xứ, quy cách, số lượng vật liệu, cấu kiện, thiết bị đưa vào công trường.
- Mỗi đợt, đều phải có ký xác nhận đầy đủ của đại diện bên B và đại diện bên A.
Các bước nghiệm thu công trình xây dựng
Bước 1: Nghiệm thu công tác xây dựng
Nội dung công tác nghiệm thu việc xây dựng:
-
- Công tác đất.
- Cốt thép, cốt pha.
- Bê tông, cấu kiện.
- Khối xây.
- Bộ phận kết cấu của công trình.
- Công việc lắp đặt thiết bị và chạy thử kiểm tra không tải.
Tùy vào tình hình thực tế mà việc tổ chức thực hiện nghiệm thu theo quy định.
Kiểm tra điều kiện hiện trạng đối tượng cần nghiệm thu:
-
-
Các hạng mục quan trọng của công trình:
- Hệ thống chống đỡ tạm, giàn giáo sử dụng và các giải pháp bảo đảm an toàn cho công trình.
- Kiểm tra những kết quả thử nghiệm.
- Kiểm tra đo lường để xác định rõ về chất lượng và khối lượng của vật liệu
- Kiểm tra thành phần cấu kiện, kết cấu, các bộ phận công trình cùng với máy móc thiết bị.
-
Trong công việc kiểm tra bắt buộc đối với:
- Kết quả kiểm tra chất lượng về biện pháp gia cố nền, sức chịu tải trọng của cọc mống.
- Kết quả thí nghiệm đất đắp.
- Kết quả thí nghiệm các yếu tố bê tông, cốt thép, kết cấu thép.
- Kết quả thí nghiệm các liên kết hàn, lực siết bu lông cường độ cao của kết cấu thép.
- Kết quả kiểm tra các ứng suất và biến dạng của cốt thép ứng suất trước.
- Kết quả thử nghiệm kiểm tra về kết cấu (nếu có): vì kèo thép, các kết cấu chịu lực…
- Kết quả kiểm tra về khối lượng của kết cấu, từng bộ phận hoặc công trình.
-
Đối chiếu, so sánh và đánh giá:
- Đối chiều, so sánh tất cả các kết quả kiểm tra nêu trên với bản thiết kế được duyệt. Các thông số quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng chính xác, chỉ dẫn kỹ thuật từ nhà sản xuất.
- Đánh giá kết quả của công việc: xem xét, đánh giá chất lượng đối với mỗi công việc xây dựng.
-
Hoàn công và nghiệm thu:
- Làm bản vẽ hoàn công công việc.
- Cho phép chuyển công việc kế tiếp khi các công việc trước đã đủ điều kiện để nghiệm thu.
- Lập biên bản nghiệm thu kèm với bản vẽ hoàn công.
-
Mẫu tại Phụ lục số 4A, Nghị định số 209/2004/NĐ-CP.
Một số lưu ý khi tiến hành thực hiện nghiệm thu công tác xây dựng:
-
- Khi tiến hành lấy mẫu thí nghiệm phải:
- Lập biên bản một cách rõ ràng. Lấy mẫu có đại diện của bên A (bên giám sát) và B cùng ký.
- Biên bản dùng để lấy mẫu phải xác nhận rõ quy cách, số lượng, ký hiệu, thời gian lấy mẫu và các cấu kiện.
- Số lượng mẫu thí nghiệm được lấy cần tuân theo các tiêu chuẩn xây dựng đã được quy định. Nếu lấy ít hơn so với tiêu chuẩn sẽ không đủ căn cứ để kết luận chất lượng cấu kiện. Ngược lại nếu lấy quá nhiều so với tiêu chuẩn sẽ gây nên lãng phí.
- Với những mẫu được đưa đi thí nghiệm, điều cần thiết là phải:
- Có biên bản bàn giao mẫu giữa 2 bên cùng đại diện tổ chức thí nghiệm.
- Bản kết quả thí nghiệm mẫu cần phải được tiến hành thực hiện ở những phòng thí nghiệm với các trang thiết bị thí nghiệm đều đã được công nhận hợp chuẩn,uy tín (LAS…).
- Hồ sơ bản thí nghiệm đều được lưu trữ như quy định hiện hành.
- Nghiệm thu công tác xây dựng phải tiến hành cho mỗi công việc, từng cấu kiện bộ phận. Biên bản cần nghiệm thu phải đề rõ tên công tác, các cấu kiện được nghiệm thu. Và phải ghi đầy đủ, chính xác tất cả các mục đã quy định theo mẫu.
- Khi tiến hành lấy mẫu thí nghiệm phải:
Bước 2: Nghiệm thu hoàn thành công đoạn xây lắp.
Thực hiện khi kết thúc tất cả giai đoạn xây lắp. Nhằm đánh giá kết quả và tiêu chí chất lượng của từng giai đoạn xây lắp. Sau đó Chủ đầu tư sẽ cho phép việc chuyển sang thi công các công đoạn tiếp theo.
Phân chia các công đoạn xây lắp trong công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp:
-
- San nền và gia cố nền (nếu đó là gói thầu riêng).
- Thi công xong cọc, móng,những phần ngầm khác.
- Xây lắp các kết cấu của thân nhà (xây thô).
- Thi công hệ thống cơ điện, hoàn thiện xây dựng công trình.
Đối với những công trình có quy mô xây dựng lớn, chia làm nhiều gói thầu trong một hạng mục thì sẽ được phân chia giai đoạn xây lắp theo gói thầu.
Đối với những công trình xây dựng cầu, đường, cấp thoát nước, về thủy lợi, đê,… Tham khảo thêm quy định quản lý chất lượng các công trình xây dựng theo chuyên ngành.
Các Sở có những công trình xây dựng chuyên ngành có các văn bản quy định về việc hướng dẫn phân chia nhưng giai đoạn xây lắp công trình sao cho phù hợp với các chuyên ngành.
Nội dung về công tác nghiệm thu hoàn thiện giai đoạn xây lắp:
-
-
Kiểm tra các hạng mục quan trọng:
- Kiểm tra đối tượng cần nghiệm thu tại hiện trường.
- Kiểm tra tất cả biên bản nghiệm thu của công việc, các cấu kiện có liên quan đến đối tượng.
- Kiểm tra tổng hợp kết quả thí nghiệm.
- Đo đạc để xác định chính xác chất lượng và khối lượng của vật liệu, cấu kiện, các kết cấu bộ phận theo công trình, thiết bị.
-
Công việc kiểm tra là hoàn toàn bắt buộc đối với:
- Kết quả kiểm tra và thông số thử tải các loại bể chứa.
- Kiểm tra thử các áp lực đường ống…
- Kết quả thí nghiệm, điều chỉnh, vận hành thử máy móc thiết bị lắp đặt trong công trình bao gồm:
- Cấp điện, cấp nước, thoát nước.
- Hệ thống thang máy.
- Hệ thống điều hòa không khí trung tâm.
- Hệ thống báo cháy báo khói, chữa cháy, chống sét.
- Hệ thống quan sát – bảo vệ.
- Mạng lưới máy tính, điện thoại.
- Hệ thống âm thanh và các thiết bị của hệ thống điện tử
- Những tài liệu đo lường các kích thước hình học, tim, mốc, độ biến dạng, chuyển vị, thấm (nếu có).
- Kiểm tra khối lượng các kết cấu, từng bộ phận công trình.
-
Kiểm tra văn bản, đối chiếu hồ sơ:
- Văn bản của tổ chức tư vấn thiết kế đồng ý tiến hành thi công cọc đại trà sau khi nhận được kết quả thí nghiệm cọc đạt kết quả.
- Đối chiếu và so sánh tất cả kết quả kiểm tra nêu trên với tài liệu thiết kế được duyệt. So sánh với các quy chuẩn xây dựng và tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng tương ứng của Nhà nước hay của các ngành hiện hành và những quy định. Đối chiếu với hướng dẫn kỹ thuật từ nhà sản xuất vật liệu, thiết bị xây lắp.
- Kiểm tra hồ sơ cần nghiệm thu. Lưu ý những hồ sơ nghiệm thu giai đoạn phải tập hợp đầy đủ các tài liệu pháp lý, tài liệu, hồ sơ quản lý chất lượng theo từng danh mục quy định.
-
Khi đối tượng nghiệm thu có chất lượng đạt so với yêu cầu thiết kế đã được duyệt. Phù hợp các quy chuẩn xây dựng và bao gồm những tiêu chuẩn kỹ thuật được chấp thuận sử dụng. Bảo đảm được toàn bộ chỉ dẫn kỹ thuật của nhà sản xuất. Hồ sơ nghiệm thu đã được các cơ quan Quản lý nhà nước về yếu tố chất lượng có biên bản kiểm tra và chấp thuận.
Chủ đầu tư sẽ lập biên bản nghiệm thu theo đúng với phụ lục số 5A, Nghị định số 209/2004/NĐ-CP.
Lưu ý:
Những người ký biên bản nghiệm thu buộc phải là những người đại diện hợp pháp của các cấp có thẩm quyền từ các bên tham gia nghiệm thu.
Bước 3: Tổng kết, nghiệm thu hoàn thành công trình, hoặc hạng mục công trình để đưa vào sử dụng.
Thực hiện khi kết thúc việc xây dựng để có thể đánh giá về chất lượng công trình và toàn bộ những kết quả xây lắp trước khi đưa công trình hay hạng mục công trình vào sử dụng.
Một số công việc cần thực hiện trước khi tổ chức nghiệm thu đưa các hạng mục công trình và tất cả công trình đã hoàn thành vào sử dụng:
-
-
Trình những cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, cơ quan chuyên ngành để có những văn bản nghiệm thu, chấp nhận hệ thống kỹ thuật, công nghệ được xác định đủ điều kiện sử dụng, một số bao gồm:
- Giấy chứng nhận kiểm tra nghiệm thu hệ thống phòng cháy chữa cháy công trình của Phòng Cảnh sát PCCC – Công an Tỉnh.
- Phiếu đăng ký và có xác nhận Bản đăng ký đạt đủ tiêu chuẩn môi trường Bảo vệ môi trường của Sở Tài nguyên & Môi trường (nếu công trình thuộc về dạng phải đăng ký môi trường)
- Giấy phép sử dụng an toàn những loại máy, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu sử dụng phù hợp và nghiêm ngặt về an toàn lao động.
- Cho phép việc sử dụng các công trình kỹ thuật hạ tầng bên ngoài hàng rào ( đấu nối điện,hệ thống cấp thoát nước và giao thông…).
- Văn bản kiểm tra về hệ thống chống sét.
-
Nội dung công việc nghiệm thu khi việc xây dựng đã hoàn tất:
- Kiểm tra hiện trường xây dựng
- Kiểm tra tất cả khối lượng và chất lượng xây lắp của từng hạng mục hoặc tất cả công trình đối chiếu so với thiết kế được duyệt.
- Kiểm tra các kết quả thử nghiệm, vận hành thử đồng bộ hệ thống máy móc các thiết bị khác.
- Kiểm tra các kết quả đo đạc, quan trắc lún và độ biến dạng (độ nghiêng, độ lún, chuyển vị ngang, góc xoay) của những hạng mục công trình (nhà cao tầng hay kết cấu nhịp lớn, …). Trong khoảng thời gian xây dựng (ngay sau khi tiến hành thi công móng cho đến thời điểm thực hiện nghiệm thu). Đặc biệt là trong quá trình kiểm tra thử tải tất cả các loại bể.
- Kiểm tra những điều kiện đảm bảo tính an toàn về: vệ sinh môi trường, phòng chống các nguy hiểm cháy nổ, an toàn lao động. Kiểm tra thực tế của công trình so với những yếu tố thiết kế được duyệt. Quy chuẩn xây dựng và bao gồm các tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng tương ứng so với Nhà nước đối với ngành hiện hành được chấp nhận sử dụng và các điều khoản quy đinh trong hợp đồng xây lắp.
- Kiểm tra về tính chất lượng hồ sơ hoàn công. Tùy thuộc vào tính chất, quy mô của công trình, chủ đầu tư lên danh sách xác định danh mục hồ sơ tài liệu phù hợp với việc phục vụ nghiệm thu.
-
Lập biên bản nghiệm thu:
- Sau khi kiểm tra, đánh giá, nếu mỗi hạng mục hay toàn bộ công trình có đủ chất lượng đạt yêu cầu với thiết kế đã được duyệt, phù hợp với quy chuẩn xây dựng và tất cả tiêu chuẩn kỹ thuật đã được chấp thuận sử dụng, bảo đảm vấn đề an toàn về vệ sinh môi trường, phòng chống nguy hiểm cháy nổ, có đầy đủ tài liệu hồ sơ hoàn thành và tài liệu các hồ sơ nghiệm thu đã được cơ quan Quản lý nhà nước về chất lượng lập biên bản kiểm tra đồng thuận thì:
- Chủ đầu tư lập sẽ biên bản nghiệm thu theo đúng với phụ lục số 7, Nghị định số 209/2004/NĐ-CP.
-
Các hạng mục phụ:
- Với một số hạng mục phụ như nhà xe, tường rào, khu nhà bảo vệ, khu vực nội bộ,… Chủ đầu tư và những bên liên quan sẽ chủ động kiểm tra và làm biên bản nghiệm thu. (trên cơ sở tất cả các biên bản nghiệm thu về công tác xây lắp). Sau khi hạng mục hoàn tất, không cần phải có biên bản kiểm tra tài liệu hồ sơ nghiệm thu của cơ quan Quản lý Nhà nước.
-
Lưu ý:
-
- Những người có trách nhiệm ký biên bản nghiệm thu phải là các người đại diện hợp pháp của cấp có đầy đủ thẩm quyền của các bên tham gia kiểm tra nghiệm thu .
- Đối với trường hợp có một số thay đổi so với thiết kế đã được duyệt. Có những công việc chưa được hoàn thành, hoặc một số ít hư hỏng sai sót (kể cả với những hư hỏng, sai xót đã được thay đổi sửa chữa). Những bên có liên quan đều phải lập, ký, đóng dấu đầy đủ các bảng kê theo những mẫu quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng.
Trách nhiệm thuộc Chủ đầu tư trong công tác tổ chức nghiệm thu:
Chủ đầu tư có trách nhiệm về kết quả nghiệm thu. Tổ chức công tác nghiệm thu có trật tự, theo đúng như Quy định quản lý chất lượng của công trình xây dựng, cụ thể là :
-
Trong quá trình tiến hành thi công, chủ đầu tư có trách nhiệm:
- Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, thúc đẩy đơn vị tư vấn, đội ngũ thi công trong công việc nhằm đảm bảo về yếu tố tiến độ, chất lượng của công trình.
- Phát hiện kịp thời các tình trạng để có biện pháp xử lý khi có vi phạm.
- Có quyền đình chỉ công việc, thay thế bằng đơn vị, đội ngũ mới.
-
Kiểm tra tư cách về pháp lý, chế độ trách nhiệm khi tiến hành thực hiện nghiệm thu:
-
Tư cách pháp lý:
- Chủ đầu tư cần phải kiểm tra thành phần hai bên tham gia nghiệm thu, tính hợp lệ, phù hợp của các thành viên có quyền tham gia nghiệm thu. (các thành viên này buộc phải là đại diện hợp pháp của các cấp có thẩm quyền từ những bên tham gia nghiệm thu).
- Trong tất cả các biên bản nghiệm thu đều phải ghi rõ tên cụ thể của những tổ chức đã tham gia thực hiện nghiệm thu (Chủ đầu tư; Doanh nghiệp nhận gói thầu, đơn vị đội ngũ thi công trực tiếp, tổ chức các chuyên gia tư vấn giám sát thi công, …).
- Mọi thành viên khi ký vào biên bản nghiệm thu buộc phải ghi rõ đầy đủ họ tên, chức vụ của mình bên dưới chữ ký.
- Biên bản nghiệm thu hoàn tất xây dựng công trình là biên bản căn cứ pháp lý để chủ đầu tư có thể làm thủ tục bàn giao tiến hành đưa công trình vào việc khai thác sử dụng, quyết toán số vốn đầu tư và đăng ký tài sản theo đúng quy định pháp luật.
-
Đối chiếu quy định:
- Trong quy định quản lý về chất lượng của công trình xây dựng (Nghị định số 209/2004/NĐ-CP). Khi tiến hành nghiệm thu công tác xây dựng (bước 1); Nghiệm thu hoàn tất công đoạn xây lắp (bước 2). Quy định bắt buộc những bên tham gia nghiệm thu phải ký biên bản (ghi rõ đầy đủ họ tên, chức vụ), không cần đóng dấu. Vì thế Chủ đầu tư phải tự chịu trách nhiệm về các kết quả đã nghiệm thu.
- Chủ đầu tư và những bên có liên quan (Chủ đầu tư thuê các tổ chức tư vấn để giám sát thi công, Doanh nghiệp nhận thầu xây lắp) phải có phương pháp kiểm soát trách nhiệm và kết quả công việc của những thành viên đã tham gia nghiệm thu.
-
Lưu ý:
- Đối với trường hợp Chủ đầu tư tự thực hiện công việc giám sát thi công. Các báo cáo của tổ chức tư vấn giám sát phải được thay thế bằng báo cáo của cán bộ giám sát bên phía Chủ đầu tư.
- Chủ đầu tư có trách nhiệm về việc yêu cầu tổ chức các tư vấn thiết kế công trình. Hoặc nhà sản xuất, nhà cung cấp các thiết bị máy móc lắp đặt vào công trình phải có trách nhiệm:
- Soạn thảo, cung cấp những tài liệu, tất cả các văn bản Hướng dẫn quản lý vận hành.
- Kiểm tra trước khi bàn giao để đảm bảo việc sử dụng thiết bị trơn tru.
- Bản vẽ các hệ thống kỹ thuật công trình.
- Cung cấp các lưu ý chỉ dẫn quản lý, các vận hành, sử dụng công trình theo tiêu chuẩn .
Một số thông tin khác:
Các chú ý quan trọng:
-
- Các bên liên quan nên nghiên cứu và thực hiện một số quy định theo Nghị định số 209/2004/NĐ-CP. Cũng như về nội dung chỉ dẫn của văn bản này.
- Các biên bản cần nghiệm thu sẽ lập theo các mẫu đã nêu tại Nghị định số 209/2004/NĐ-CP. Phải có đầy đủ xác nhận của những thành phần tham gia nghiệm thu theo đúng quy định.
- Nhật ký thi công công trường cần được xây dựng theo đúng mẫu quy định (bắt buộc) theo TCVN 4055-1985.
- Hồ sơ nghiệm thu phải được sắp xếp có trật tự khoa học, phù hợp với từng danh mục chi tiết. Phải đảm bảo về hình thức đã có quy định để có thể dễ dàng kiểm tra.
- Chủ đầu tư sẽ tổ chức việc kiểm tra, đánh giá hồ sơ để những thành phần có liên quan tham dự:
- Kiểm tra hồ sơ, đối chiếu so với các danh mục của tài liệu đã được lập ra sẵn.
- Cùng ký tất cả biên bản kiểm tra hồ sơ nghiệm thu theo những mẫu của cơ quan quản lý Nhà nước chất lượng của công trình. (phụ lục 2 .Thông tư số 12/2005 /TT-BXD).
- Biên bản kiểm tra hồ sơ nghiệm thu phải có đầy đủ chữ ký, rõ ràng họ tên; đóng dấu của tất cả những bên tham gia kiểm tra kiểm tra nghiệm thu. Các danh mục hồ sơ tài liệu có kèm theo biên bản kiểm tra, do Chủ đầu tư ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu.
Tuân thủ theo các quy định:
-
-
Đối với việc tập hợp:
- Chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ tài liệu trước khi đi vào nghiệm thu và sau khi hoàn thành có tác dụng rất lớn trong việc rà soát về độ chất lượng, tạo bằng chứng rõ ràng về toàn bộ kết quả xây dựng.
- Chủ đầu tư phải thật sự nghiêm túc trong việc thực hiện, lập các biên bản kiểm tra tài liệu hồ sơ kèm theo các danh mục tài liệu hợp pháp theo đúng quy định như đã hướng dẫn trên đây.
-
Kiểm tra, ký biên bản:
- Sau khi Chủ đầu tư và những bên liên quan đã hoàn thành xong việc chuẩn bị hồ sơ có biên bản kiểm tra kèm theo những danh mục tài liệu quan trọng, các cơ quan quản lý Nhà nước về chất lượng đảm bảo về công trình xây dựng sẽ kiểm tra về mặt Nhà nước, ký biên bản chính xác đầy đủ.
- Các biên bản kiểm tra, tài liệu hồ sơ nghiệm thu đã được bên đại diện các cơ quan có thẩm quyền, quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng ký, là một trong những điều căn cứ để Chủ đầu tư có thể tiến hành nghiệm thu.
-
Bàn giao, lưu trữ
- Tất cả tài liệu nêu trên là toàn bộ tài liệu thuộc về Hồ sơ hoàn thành công trình (hồ sơ hoàn công).
- Lưu trữ và nộp lưu trữ theo như quy định về hồ sơ hoàn công.
- Phải được bàn giao tất cả cho chủ quản lý, khai thác sử dụng công trình khi bàn giao sử dụng công trình hoàn toàn.
-
Những chủ đầu tư cần lập:
- Hồ sơ nghiệm thu theo từng giai đoạn. Nghiệm thu hạng mục hoặc hoàn thành mỗi công trình ngay sau khi hoàn thành công tác thi công xây lắp. Danh sách hạng mục hoặc hoàn tất công trình,..
- Không được phép bỏ qua việc tiến hành công tác nghiệm thu giai đoạn theo quy định. Hoặc các tổ chức nghiệm thu giai đoạn quá trễ sau khi đã hoàn thành thi công xây lắp những giai đoạn sau.
-
Xem thêm công ty xây nhà trọn gói hcm
Quý Khách Hàng, Quý Đối Tác có thể tham khảo thêm một số công trình được thực hiện bới Công ty TNHH Tư vấn thiết kế kiến trúc Hoàng Anh tại đây!
Thông tin liên hệ:
– Văn phòng công ty: 356/20A Phạm Văn Bạch, Phường 15, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh (bản đồ)
– Website: https://thicongnhasaigon.com/
– Hotline tư vấn: 0936.008.339
[Sassy_Social_Share type="floating" url="https://thicongnhasaigon.com/quy-trinh-nghiem-thu-cong-trinh-xay-dung-hoang-anh.html"]